Dù qua thời gian chiếc khăn choàng đã không còn chiếm lĩnh vị trí “hoàng kim” nữa nhưng trên phố, người ta vẫn thường phát hiện hình bóng của nó thấp thoáng trên vai ai. Sau hàng thế kỉ qua, chiếc khăn choàng đã thay đổi khá nhiều về cấu tạo lẫn tính chất, duy chỉ có tính năng giữ ấm cho cơ thể thì vẫn tồn tại từ năm này qua năm khác không hề lay chuyển. Và ở mỗi quốc gia khác nhau, chiếc khăn choàng lại đại diện cho một truyền thống khác nhau. Điều này cũng giúp cho sự quyến rũ của chiếc khăn được duy trì qua năm tháng không hề suy giảm. Để biết rõ hơn về sự phát triển của những chiếc khăn choàng từng một thời làm mê mẩn trái tim của nhiều tín đồ thời trang, hãy cùng điểm qua lịch sử lâu đời và thú vị của nó nhé!
Sự ra đời của chiếc khăn choàng
Dù đã trải qua thời kì “hoàng kim” của thời trang nhưng chiếc khăn choàng ngày nay vẫn chưa thực sự tìm ra nguồn gốc sâu xa. Người ta chỉ biết sự có mặt của nó từ một truyền thuyết trong dân gian liên quan đến vị vua Ba Tư tài giỏi Tamerlane ở thế kỉ 13. Vì mỹ nhân Bibi Khanym của ông bị một người thợ xây hôn vào má khi ông đi vắng nên sau khi về, ông đã ra một điều lệ mới buộc những người phụ nữ phải che mặt khi ra phố hoặc gặp gỡ người lạ mặt. Từ đó, chiếc khăn choàng đi dần vào đời sống của những người dân nơi đây như một “món ăn tinh thần” không thể thiếu. Sau một thời gian, chiếc khăn choàng ngẫu nhiên được đa dạng hơn bởi hoa văn, chất liệu chủ yếu là lông cừu Kirman, lụa, cotton và dĩ nhiên Ba Tư là quốc gia đi đầu trong công nghệ này.
Tại vùng Cận Đông, chiếc khăn choàng lại là đại diện cho sự trong trắng của người phụ nữ. Người ta cũng quy định rằng những người phụ nữ làm gái điếm và nô lệ cũng tuyệt nhiên không được dùng khăn che mặt. Nếu như vi phạm sẽ bị trừng trị thích đáng. Đây là yếu tố mở đầu cho một ý nghĩa khác của chiếc khăn choàng vào thời kì vừa mới ra đời.
Tại vùng Cận Đông, chiếc khăn choàng lại là đại diện cho sự trong trắng của người phụ nữ. Người ta cũng quy định rằng những người phụ nữ làm gái điếm và nô lệ cũng tuyệt nhiên không được dùng khăn che mặt. Nếu như vi phạm sẽ bị trừng trị thích đáng. Đây là yếu tố mở đầu cho một ý nghĩa khác của chiếc khăn choàng vào thời kì vừa mới ra đời.
Thời kì hoàng kim
Tồn tại một thời gian thì chiếc khăn choàng bắt đầu “tấn công” vào thị trường thời trang. Cho đến tận thế kỉ 16 thì “lịch sử nghành dệt” gắn liền với lông cừu ở dãy núi Hymalaya của Ấn Độ bắt đầu du nhập vào Tây Âu và phát triển hơn. Giai đoạn đỉnh điểm đó là ở thế kỉ 18, khi tất cả mọi người ra đường đều phải có một chiếc luôn ở bên cạnh khi ra phố. Lúc này người ta lại không xem khăn choàng là một trong những thành phần của trang phục mà chỉ xem như một vật dụng trang trí cho cơ thể và giữ ấm.
còn tiếp ...